Jennie

Bài này đề cập đến một số từ ngữ d bảng tỷ lệ kèo

【bảng tỷ lệ kèo】Những từ ngữ chưa được bàn đến trong 2 dự thảo luật về giao thông

Bài này đề cập đến một số từ ngữ dùng sai hoặc không thống nhất,ữngtừngữchưađượcbànđếntrongdựthảoluậtvềgiaothôbảng tỷ lệ kèo nhằm góp phần vào việc chỉnh lý, bổ sung kịp thời, để thêm hoàn thiện văn bản trước khi chính thức ban hành trong những kỳ họp sau.

Tính cấp thiết và căn cứ của sự thay đổi

Những từ ngữ chưa được bàn đến trong 2 dự thảo luật về giao thông - Ảnh 1.

Những vấn đề thực tiễn ngày nay đòi hỏi tách luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành ra thành hai: luật GTĐB và luật TTAT GTĐB

M.K

Luật GTĐB quy định về kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông với chất lượng của nó và về vận tải đường bộ, do Bộ GTVT chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước; còn luật TTAT GTĐB quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: quy tắc giao thông, điều kiện phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện, chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát và giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, do Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước.

Ưu điểm nổi bật của sự thay đổi này là ở chỗ, nó tách biệt rõ ràng, độc lập và tập trung vào chức năng quản lý nhà nước đã định của mỗi Bộ: Bộ GTVT chuyên về lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật; còn Bộ Công an chuyên về lĩnh vực giữ gìn trật tự an ninh, đề phòng, ngăn chặn các tai nạn.

Có thể nói, đối tượng áp dụng của 2 luật này là các cơ quan, tổ chức và cá nhân người tham gia giao thông đường bộ, tức là hầu như tất cả mọi người, với trình độ rất khác nhau. Vì vậy, đó là những luật quan trọng, cơ bản và phổ thông của quốc gia. Việc không hiểu đúng, giải thích bất nhất các điều luật và xử lý vi phạm đã nhiều khi gây ra tranh cãi.

Trên các văn bản pháp quy hoặc qua phương tiện truyền thông, ta thấy ví dụ, có vô số những giải thích khác nhau về một biển báo. Ngay cả luật sư và giáo viên trường dạy lái xe cũng sai, khi giải đáp các thắc mắc gửi đến, bởi họ trích dẫn từ những văn bản pháp quy viết không đúng.

Điều đó dẫn đến tình trạng, đã 13 năm thực hiện luật GTĐB 2008, tuy mạng lưới giao thông đường bộ đã được phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn đó những bất cập về quy hoạch hạ tầng, ùn tắc ở các thành phố lớn, chưa làm giảm đáng kể những vi phạm và tai nạn giao thông, gây ra thiệt hại về sức khỏe, sinh mạng con người cũng như tài sản và môi trường. Đặc biệt, nhận thức của cộng đồng về luật giao thông và văn hóa giao thông chưa có chuyển biến rõ rệt, mặc dù đã dành nhiều nguồn lực cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về an toàn giao thông.

Rõ ràng, 2 luật này có quan hệ mật thiết với nhau và còn liên quan đến nhiều văn bản pháp quy khác trong nước, như luật Đo lường, luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các nghị định, thông tư, quy định, hướng dẫn, văn bản hợp nhất,... Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, công nghệ và xu hướng hội nhập, Nhà nước ta cũng đã ký kết nhiều hiệp ước song phương và đa phương, tham gia làm thành viên của nhiều công ước quốc tế, như WTO, FTA, Công ước Viên 1968 về GTĐB... Điều đó đòi hỏi, khi xây dựng hay sửa đổi luật, cần có sự đối chiếu, so sánh với các văn bản liên quan, cập nhật thông tin, để tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn trong hệ thống.

Lấy những mối quan hệ đó làm căn cứ, ta có thể nhận ra những điều luật nào là chưa phù hợp cần thay đổi. Tất nhiên, thay đổi không có nghĩa là áp dụng rập khuôn. Vì những lý do thực tế chưa cho phép áp dụng điều luật nào đó thì ít nhất cần nhận biết xu hướng, để hình dung ra một lộ trình đi đến sự thay đổi. Nếu không, ta sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc đưa luật pháp vào cuộc sống trong nước cũng như trong giao thương và trao đổi khoa học với các đối tác nước ngoài.

Quan trọng và trước hết, cần bắt đầu sửa đổi ngay từ những từ ngữ lạc hậu, dùng sai thành thói quen, đặc biệt là các từ liên quan đến tải trọng và trọng tải, sao cho chúng trở nên rõ ràng, chính xác, nhất quán, ngắn gọn và dễ hiểu với đông đảo người tham gia giao thông.

Một số từ ngữ cần sửa đổi

Biến báo P.107: Cấm xe tải trên 4 tấn và xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên (trọng tải/sức chở) và biển báo P.106b: Cấm xe tải trên 4 tấn (trọng tải)

Biển báo P.115: Cấm xe tải có khối lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt 10 tấn và biển báo P.116: Cấm xe tải có khối lượng trên trục lớn nhất vượt 7 tấn

Đầu tiên là các báo hiệu. Dễ thấy nhất là ở những biển báo và vạch kẻ đường. Việc ghi báo hiệu không hợp lý, không đúng chỗ, khuất tầm nhìn, kích cỡ màu sắc không thống nhất, thậm chí trái với luật Đo lường hoặc viết sai chính tả tiếng Việt ngay giữa thủ đô và trên những đường cao tốc giá trị hàng tỉ đô la. Ví dụ đơn giản là: ký hiệu kilômét (km) khi thành KM, khi thành Km; ký hiệu tấn (t) khi viết chữ thường, khi viết chữ in hoa (T); dấu thập phân khi thì dấu chấm, khi thì dấu phẩy; trị số đi kèm đơn vị đo khi viết liền, khi viết cách, khi viết nghiêng, khi viết thẳng. Việc dùng từ ngữ không nhất quán trong các văn bản khiến nhiều người lái xe chưa hiểu đúng các biển cấm, ví dụ các biển báo: P.107, P.106 b, P.115, P.116. Có thể tránh được những lỗi này, nếu trong luật GTĐB có quy định về năng lực của các cơ sở chế tạo và lắp đặt các báo hiệu theo đúng Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ cùng những quy định về trách nhiệm trong từng khâu.

Tiếp đến là các từ tải trọng và trọng tải. Đã biết, tải trọng là thuật ngữ để chỉ một tập hợp lực (lực, mô men lực, áp suất,...) tác dụng lên kết cấu đang xét. Nó là một đại lượng có hướng, được đo bằng niutơn (N), niutơn mét (Nm), pascan (Pa),…như thường nói: tải trọng gió/sóng/động đất; tải trọng tập trung/phân bố; tải trọng tĩnh/động; tải trọng uốn/xoắn; áp suất của lốp xe lên mặt đường. Các kỹ sư, khi phân tích tính toán sức bền của kết cấu cầu đường cũng đã quen thuộc với các từ: tải trọng thiết kế; hệ số tải trọng; tổ hợp tải trọng,... Dùng những từ tải trọng ở đây hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, trong các văn bản giao thông đường bộ hiện hành, kể cả bản dự thảo luật GTĐB lần này, các từ tải trọng được dùng với nghĩa khác nhau và trái với nghĩa kinh điển nói trên. Trong cụm từ tải trọng xe thì tải trọng dùng để chỉ khối lượng (như trong kiểm tra/kiểm soát tải trọng); còn cụm từ tải trọng của đường bộ lại được định nghĩa (ở khoản 21 Điều 3 luật GTĐB) là khả năng chịu tải khai thác của cầu, đường ...Thực ra, như đã nói trên, tải trọng là lực tác dụng vào kết cấu; còn khả năng chịu tải là khả năng của kết cấu chống chịu tải trọng đó, để không bị hư hỏng hay phá hủy. Hai thứ đối chọi nhau như lửa với nước, sao có thể là như nhau được!

Các từ sai trái như vậy cần được thay thế bằng từ khác: tải trọng xe thay bằng khối lượng xe; Trạm kiểm tra tải trọng thay bằng Trạm cân xe (Weigh Station), như thông lệ quốc tế; còn các cụm từ tải trọng của đường bộ, Công bố tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ (ở nhiều chỗ trong QCVN 41/2019/BGTVT và Dự thảo luật GTĐB 2023) cần thay bằng khả năng chịu tải của đường bộ, Công bố khả năng chịu tải và khổ giới hạn của đường bộ.

Mặt khác, đối tượng áp dụng các văn bản đang xét đều không phải là người quan tâm đến ba từ tải trọng, lực, trọng lượng, bởi lúc này họ không phải là người phân tích kết cấu cầu đường. Cảnh sát giao thông, người lái xe hay chủ doanh nghiệp vận tải chỉ quan tâm tới khối lượng của xe nặng nhẹ thế nào để không vi phạm mà thôi. Vì vậy, ba từ này không nên có mặt trong văn bản. Vả lại, khi cần phân tích sức bền kết cấu, các kỹ sư sẽ tính toán lực một cách dễ dàng khi đã biết các khối lượng của xe, bằng một công thức rất đơn giản.

Còn trọng tải là một đại lượng hoàn toàn khác, đó là khối lượng lớn nhất mà một phương tiện có thể chở được. Nó là một con số cố định, vô hướng, thường được đo bằng kilôgam (kg) hay tấn (t), do nhà thiết kế, chế tạo định ra từ đầu hoặc khi hoán cải xe cũ. Nó không phải là khối lượng hàng hóa mà phương tiện đang chở trên đường và không bao gồm khối lượng bản thân phương tiện. Từ trọng tải này có trong các từ điển tiếng Việt phổ thông. Hơn nữa, Bộ GTVT cũng đã thường dùng trong lĩnh vực đóng tàu và hàng hải; ví dụ nói Nhà máy đóng tàu X vừa hạ thủy chiếc tàu hàng trọng tải 10.000 tấn.

Cũng vậy, trọng tải luôn là một thông số quan trọng đối với các phương tiện chuyên chở khác, như khi ta chọn mua một chiếc ô tô hay lắp đặt một chiếc thang máy. Điều nghĩ đến trước tiên là sức chở (Load, Capacity) của ô tô hay thang máy. Đối với phương tiện chở người, ta gọi là sức chở, chẳng hạn nói xe 5 chỗ, 42 chỗ, thang máy 800 kg (12 người); còn đối với xe tải, sức chở đó chính là trọng tải, chẳng hạn nói xe 2,5 tấn, xe 8 tấn. Ở biển cấm P.107 cũng vậy, 4t và 16 chỗ là trọng tải/sức chở.

Trong khi Dự thảo luật TTAT GTĐB không dùng một từ tải trọng nào và đã dùng đúng từ trọng tải, xe quá trọng tải (khoản 6 Điều 8) thì ở Dự thảo luật GTĐB, ngược lại, không dùng từ trọng tải, mà thường xuyên gặp từ tải trọng, xe quá tải trọng! Lưu ý rằng, danh từ load ngoài nghĩa tải trọng ra, trong nhiều ngữ cảnh còn có nghĩa là sự mang, sự chở, trọng tải.

Lẫn lộn trọng tải với tải trọng

Khoản 58 Điều 3 luật GTĐB giải thích xe quá tải trọng, với ngụ ý rằng, đó là xe vi phạm các biển cấm P.115 hoặc P.116. Giải thich đó là không đúng, bởi xe vi phạm biển P.115 là xe quá khả năng chịu tải của cầu; còn xe vi phạm biển P.116 là xe quá khả năng chịu tải của đường. Hai biển đó thường được cắm ở những tuyến đường cấp thấp, chưa đồng bộ hoặc đã bị suy yếu vì hư hỏng hay đã gặp sự cố.

Thực ra, không có xe quá tải trọng, vì nó vô nghĩa như đã nói trên về từ tải trọng; chỉ có xe quá trọng tải, có thể viết tắt là xe quá tải mà thôi. Quá tải (Overload) là để chỉ một trạng thái vượt quá sức chở đã định từ trong hồ sơ thiết kế/hoán cải. Với trọng tải đã định đó, người ta chế tạo các bộ phận với vật liệu, kích thước và các thông số kỹ thuật phù hợp. Nếu chở quá trọng tải, xe có thể bị gãy khung gầm, nổ lốp, sập đổ thùng xe, mất phanh và lái, lật xe khi vào đường vòng do quán tính lớn,...tức là có nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân xe, do đó, mất an toàn giao thông nói chung. Vì vậy, xe quá tải bị nghiêm cấm, không được lăn bánh trên bất cứ tuyến đường nào, không liên quan đến khả năng chịu lực của cầu đường (biển P.115 hay P.116). Nếu xe đó vừa quá trọng tải, vừa quá khả năng chịu lực của cầu đường, xe đó bị phạt hai vi phạm đồng thời.

Xin nêu ví dụ một biểu mức cước phí dẫn trích từ các Thông tư của Bộ Tài chính, được treo tại các trạm thu phí trên toàn quốc.

Những từ ngữ chưa được bàn đến trong 2 dự thảo luật về giao thông - Ảnh 6.

Tất cả các từ tải trọng trên đó đều sai. Ví dụ, ở hàng thứ 3 viết "xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn". Nếu ngầm hiểu tải trọng ở đây là khối lượng thì khối lượng đó là khối lượng nào trong nhiều khối lượng được giải thích ở điều 3, luật GTĐB. Thực ra đó là trọng tải/sức chở, nên phải sửa thành "xe tải có trọng tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn", tức là tất cả các xe có trọng tải như vậy đều trả mức phí như nhau, bất kể trên xe lúc đó đang chở bao nhiêu tấn. Nếu chở quá trọng tải sẽ là vi phạm, nhưng trạm thu phí không phải là người xử lý vi phạm đó.

Nhiều công ty ô tô quảng cáo rao bán xe cũng nhầm lẫn. Chẳng hạn một công ty viết: Bán xe…, tải trọng: 7.5 Tấn. Đúng ra là trọng tải: 7,5 tấn.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap